Mọi hiểu lầm trong quá khứ của gia ᵭình tȏi với chủ nhȃn món quà cũng ᵭược gỡ bỏ.
Tôi là Tiểu Minh (29 tuổi), đang sống ở Thượng Hải (Trung Quốc). Cách đây không lâu, tôi đã lấy chồng nhưng chuyện tôi muốn kể liên quan đến món quà cưới kỳ lạ.
Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường, nếu không muốn nói là khá khó khăn. Bố tôi là công nhân còn mẹ ở nhà nội trợ, trên tôi có một anh trai – là con nuôi mà bố mẹ xin được vì vốn tưởng không thể sinh con.
Bố tôi không kiếm được nhiều tiền nhưng rất quan tâm 3 mẹ con, làm được bao nhiêu tiền đều đưa cho mẹ. Sau khi chúng tôi đến tuổi đi học, mẹ mở sạp đồ ăn vặt ven đường, không quá giàu có nhưng cũng đủ trang trải phần nào kinh tế, cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Những tưởng cuộc sống bình yên cứ thế trôi qua nhưng biến cố ập đến khi tôi 8 tuổi. Bố tôi mất vì tai nạn lao động khi đang làm việc. Thời gian đó mẹ tôi như người mất hồn, ở trong trạng thái suy sụp, phải nhờ sự giúp đỡ của người thân mới có thể lo đám tang cho bố cũng như làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm lao động.
Mẹ con tôi vừa trải qua nỗi đau chưa được bao lâu thì một cú sốc khác ập đến.
Hôm đó, mẹ tôi đang bán hàng như thường lệ thì một người đàn bà có vẻ giàu có cùng chiếc xe hơi sang trọng tìm đến. Đó là mẹ ruột của anh tôi. Mẹ tôi từng kể rằng sau khi kết hôn, bố mẹ luôn muốn có con nhưng không có kết quả. Cuối cùng vất vả lắm mẹ mới có tin vui thì lại bị sảy thai và phải nhập viện.
Ở cạnh giường bệnh của mẹ khi đó là một cô gái trẻ. Dù sinh được con trai kháu khỉnh bụ bẫm nhưng cô ta tỏ vẻ không vui, gương mặt cáu kỉnh và cứ nhìn đứa trẻ lại khóc ấm ức. Thấy vậy mẹ tôi đã hỏi chuyện động viên thì biết được cô ấy bị bạn trai lừa dối, giờ sinh con ra nhưng người kia lại biến mất.
Cô gái đó cũng biết hoàn cảnh của mẹ tôi nên khi bà sắp xuất viện, cô đã giao con cho bà chăm sóc, hứa sau này sẽ không bao giờ liên lạc. Mẹ tôi nhanh chóng đồng ý và mang anh tôi về chăm bẵm, nuôi dạy. Sau này khi có tôi và bố tôi vẫn còn sống, bố mẹ luôn xem anh như con ruột, yêu thương công bằng cả hai đứa.
Ảnh minh hoạ
Ngay khi chào hỏi xong, cô gái năm xưa nay đã thành phú bà thẳng thắn tuyên bố với mẹ tôi rằng mình đến đây để lấy lại con trai. Người này còn nói thêm rằng cuộc sống hiện tại rất tốt, chắc chắn sẽ giúp cho cuộc sống tương lai của anh tôi nhiều hơn so với việc để anh ở lại với gia đình tôi.
Ngoài ra cô ấy còn ngỏ ý sẽ bồi thường cho mẹ tôi một khoản tiền, xem như trả công cho bà đã nuôi dạy con trai trong thời gian qua. Mẹ tôi từ chối số tiền đó và để anh tôi đưa quyết định cuối cùng.
Cả mẹ và tôi đều tin rằng anh sẽ không bao giờ rời bỏ gia đình, sẽ tiếp tục sống với chúng tôi. Không ngờ rằng cuối cùng anh tôi đã rời đi, chọn cuộc sống sung sướng bên mẹ ruột.
Trước khi đi, anh quỳ gối cảm tạ mẹ tôi rồi cúi đầu chào từ biệt. Lúc đó mẹ tôi chỉ cúi đầu buồn bã nhưng tôi biết trái tim bà lại vỡ vụn thêm một lần nữa. Anh cũng cố ôm tôi một cái chia tay nhưng tôi đã hét lớn: “Em ghét anh! Em sẽ không bao giờ tha thứ cho anh! Anh cút đi!”.
Năm đó liên tiếp mất bố và anh trai, tôi và mẹ như cây bị bão đánh bật gốc, may có họ hàng thân thiết mới gượng dậy được.
Không phụ sự chăm sóc và hi sinh tần tảo của mẹ, tôi lần lượt đậu trường cấp 3 top đầu của tỉnh rồi học đại học và chuyển đến thành phố lớn làm việc. Sau khi ra trường, tôi cũng may mắn tìm được công việc phù hợp, mức lương ổn định và có thể chăm sóc mẹ. Mỗi tháng tôi đưa cho mẹ một khoản tiền để chi tiêu, khẳng định từ bây giờ đến lượt tôi nuôi bà.
Khoảng 5 năm sau khi đi làm, tôi gặp được chồng tôi hiện tại. Gia đình anh ấy sống ở Thượng Hải, bố mẹ chồng đối xử với tôi rất tốt, không vì xuất thân nông thôn của con dâu mà coi thường. Đến ngày gia đình 2 bên gặp mặt bàn chuyện cưới xin, bố mẹ chồng trực tiếp đưa cho mẹ tôi 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng) làm sính lễ và nói rằng không cần chuẩn bị của hôi môn, nhà trai đã lo lắng mọi thứ.
Ảnh minh hoạ
Sau đám cưới ở thành phố, vợ chồng tôi về quê tổ chức thêm một bữa tiệc mời họ hàng ở nhà gái. Khi kiểm tra tiền mừng cưới, tôi phát hiện một chiếc phong bì kỳ lạ, đựng một chiếc thẻ ngân hàng. Nhìn tên người gửi ghi “anh trai”, tay tôi run lên và gọi mẹ đến xem.
Trong phong bì còn có 2 tấm thiệp với những dòng chữ viết tay nắn nót, một cái gửi mẹ tôi: “Thưa mẹ, lần đó con quyết định theo mẹ ruột không phải vì ham giàu sang mà chỉ là không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình lúc khó khăn nhất. Khi đó cả con và em đều đang tuổi ăn tuổi học, con không muốn mẹ phải khổ cực để nuôi chúng con.
Nhiều năm qua con đã ra nước ngoài sống nhưng càng trưởng thành lại càng nhớ mẹ và em, nhiều lần muốn về thăm nhưng không dám. Vì vậy con đành nhờ bạn bè trong nước để ý, giúp đỡ 2 người, mong mẹ thông cảm và tha thứ cho đứa con trai dại khờ này”.
Tấm thiệp còn lại, anh gửi cho tôi: “Em gái, lần này hay tin em lấy chồng, anh rất muốn về dự nhưng lại sợ em không tha thứ, sợ em vẫn sẽ ghét anh như ngày xưa. Trong phong bì này có thẻ ngân hàng với số tiền 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ VND), mật khẩu là ngày sinh nhật của em. Đây là của hồi môn anh chuẩn bị, mong em hãy nhận tấm lòng của anh”.
Đọc xong, mẹ con tôi ôm nhau oà khóc, vừa đau lòng vì hiểu lầm trong quá khứ vừa nhớ anh. Ngay sau đó, chúng tôi cũng tìm cách liên lạc và hẹn gặp anh để gia đình đoàn tụ sớm nhất có thể.